Khuyến cáo Cua đồng

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoaWikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Loại cua đồng ăn được thường có hai càng to và tám chân. Tuy nhiên, cũng có loại chỉ sáu hoặc bốn chân, phải cảnh giác với loại này. Tuệ Tĩnh cho rằng: Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cẩn thận.

Cua đồng cần tránh các đối tượng không nên sử dụng cua đồng như: phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng, người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu, người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh), người bị tiêu chảy, không ăn cua đồng, nngười huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn, không thích hợp cho người bị bệnh gút, những người đang bị ho hen, cảm cúm. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người.

Các loại cua đồng sống ở trong khe núi, thậm chí đìa, đồng đều chứa nhiều vắt, đỉa, giun sán gây bệnh cho người[7]. Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá. Đặc biệt là dùng thuốc uống nước vắt từ cua đồng giã nhuyễn trị bầm tím do té ngã ứ huyết, uống nước giã nhuyễn cua đồng sống để trị ngộ độc do ăn khoai mì (sắn)... là những cách hết sức nguy hiểm vì dễ nhiễm ký sinh trùng (sán). Ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus.[2] Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng, khi vào tới ruột người, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay... Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo áp-xe gan.

Ở Việt Nam hiện nay, cua đồng Trung Quốc đã được thả bí mật xuống các khu vực ven sông, kênh mương để người nông dân bắt đem lên chợ thành phố bán. Đây là loài xâm lấn, loại cua này có hình dáng kỳ lạ, mai có màu xanh nhạt, hoặc xám xanh, hai càng bằng nhau tăm tắp, trong cua có cấy trứng đỉa chúng xuất hiện nhiều một cách bất thường, đóng thành tảng ở các kênh mương tại Nam Định, Thái Bình.[3][4][8][9][10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cua đồng http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://hcm.24h.com.vn/am-thuc/kho-qua-rung-an-voi-... http://nld.com.vn/kinh-te/do-mat-tim-mua-cua-dong-... http://www.ndun.edu.vn/vi/news/Cham-soc-suc-khoe/T... http://hcm.eva.vn/bep-eva/nang-len-nau-canh-rieu-c... http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nghi-an-cua-dong-nhie... http://www.nguoiduatin.vn/cua-dong-nhieu-bat-thuon... http://www.nguoiduatin.vn/giat-minh-cong-nghe-ho-b... http://www.nguoiduatin.vn/hoang-mang-tin-don-cua-t... http://www.nguoiduatin.vn/lot-da-oc-dua-nhung-nhuc...